Thanh navigation

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

How to enable USB-Serial Port adapter (RS-232) in Linux

The following instructions tell us how to do.

First plug in the USB-Serial Port adaptor to one of your USB ports. Wait for a couple of second, then run “dmesg”. You should see these message at the end of dmesg output.

usb 1-1: new full speed USB device using uhci_and address 2
usb 1-1: configuration #1 chosen from 1 choice


After that, unplug the device and type “lsusb”. You will see a list of output similar to this.

Bus 003 Device 001: ID 0000:0000
Bus 002 Device 007: ID 03f0:4f11 Hewlett-Packard
Bus 002 Device 006: ID 05e3:1205 Genesys Logic, Inc. Afilias Optical Mouse H3003
Bus 002 Device 004: ID 15d9:0a33


Plug in the USB-Serial Port converter back, and run “lsusb” again, and you shall see an additional line, like this.

Bus 003 Device 001: ID 0000:0000
Bus 002 Device 007: ID 03f0:4f11 Hewlett-Packard
Bus 001 Device 002: ID 4348:5523 --- --- --- (notice the additional line!)
Bus 002 Device 006: ID 05e3:1205 Genesys Logic, Inc. Afilias Optical Mouse H3003
Bus 002 Device 004: ID 15d9:0a33


Now we know the vendor id and the product id of the USB-Serial Port converter, this will enable us to load the linux kernel module “usbserial” to activate the device, like this :

sudo modprobe usbserial vendor=0x4348 product=0x5523


Run “dmesg” again and you shall see lines similar like this :

usbserial_generic 1-1:1.0: generic converter detected
usb 1-1: generic converter now attached to ttyUSB0
usbcore: registered new interface driver usbserial_generic


As you can see, the new serial port device is mapped to /dev/ttyUSB0. You can instruct Ubuntu to load this module automatically by include the line : “usbserial vendor=0×4348 product=0×5523″ inside “/etc/modules” file.

Source: http://blog.mypapit.net/2008/05/how-to-use-usb-serial-port-converter-in-ubuntu.html

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

LaTeX



Nội dung


1. Giới thiệu LaTeX

2. Ưu và nhược điểm của LaTeX

      a. Ưu điểm

      b. Nhược điểm

3. Các công cụ cần để tạo các tài liệu điện tử theo chuẩn LaTeX

      a. Trình biên dịch

      b. Trình soạn thảo

      c. Trình hiển thị

      d. Tiếng Việt

      e. MiKTeX

4. Cài đặt MiKTeX

      a. Cài đặt.

      b. Thiết lập bộ gõ tiếng Việt cho MiKTeX

5. Một số lỗi thường gặp khi cài đặt và sử dụng LaTeX




1. Giới thiệu về Latex

LaTeX là một phần mềm trình bày văn bản điện tử chuyên nghiệp, cho chất lượng bản in cực cao. Nó được rất nhiều tổ chức học thuật trong các ngành khoa học nói chung, đặc biệt là các ngành khoa học tự nhiên trên thế giới đề xuất sử dụng.

LaTeX được bắt nguồn từ TeX. TeX là một hệ thống sắp chữ được tạo ra bởi Donal Knuth vào năm 1978 cho môi trường khoa học hàn lâm nhằm tạo ra các tài liệu điện tử đẹp, có tính chuẩn hóa cao.

LaTeX được Leslie Lamport phát triển dựa trên định dạng của TeX, bằng việc chú trọng vào cấu trúc cho văn bản kết hợp với sự trình bày tỉ mẩn của TeX.

2. Ưu và nhược điểm của LaTeX

a. Ưu điểm

Là phần mềm miễn phí, chạy được trên hầu hết các hệ điều hành: Windows, Mac, Unix và các hệ điều hành dựa trên nhân Linux.

Việc soạn thảo công thức trong các ngành khoa học kỹ thuật được hỗ trợ một cách tối đa và dễ dàng.

Chế bản điện tử của tài liệu từ Latex đẹp, chuyên nghiệp hơn các dạng tài liệu được chế bản bằng các phần mềm khác. Tài liệu Latex có kích thước rất bé, đọc được trên nhiều hệ điều hành với định dạng không bị thay đổi.

b. Nhược điểm

Khi mới bắt đầu sử dụng, người dùng thường cảm thấy khó khăn khi phải nhớ cú pháp của nhiều lệnh.

Không nhìn thấy được chế bản cuối cùng khi đang gõ nội dung.

Cài đặt gói chương trình hỗ trợ tương đối rắc rối.

3. Các công cụ cần để tạo các tài liệu điện tử theo chuẩn LaTeX
Để có thể tạo ra các tài liệu theo chuẩn LaTeX, người dùng cần một số công cụ và tiện ích dưới đây.

a. Trình biên dịch
Đây là phần sẽ giúp chúng ta biên dịch tập tin mã nguồn để tạo ra văn bản cuối cùng. Nếu sử dụng PC hoạt động trên hệ điều hành là Windows, người dùng có thể cài đặt chương trình MiKTeX hỗ trợ việc biên dịch.

b. Trình soạn thảo
Đây là một chương trình dùng để soạn thảo mã nguồn cho văn bản. Nó có sự liên kết với trình biên dịch. Bản thân chương trình MiKTeX có tích hợp luôn trình soạn thảo là TeXworks. Tuy nhiên có nhiều trình soạn thảo có tính chuyên nghiệp cao hơn như TeXnicCenter.

c. Trình hiển thị tài liệu đã được dịch
Mã nguồn được dịch sẽ tạo ra văn bản có dạng *.pdf , *.ps, *.dvi

Văn bản dạng *.pdf dùng FoxitReader hoặc Acrobat Reader
Văn bản dạng *.ps dùng Ghost Script
Văn bản dạng *.dvi dùng Yet Another Previewer

d. Gói tiếng Việt
Để tạo ra các văn bản tiếng Việt bằng LaTeX, chúng ta phải sử dụng các gói hỗ trợ font tiếng Việt  dành cho LaTeX. Gói tiếng Việt phổ biến hiện nay là VnTeX, có thể tải ở đây

e. MiKTeX
Đây là một phần mềm tích hợp sẵn trình soạn thảo, trình biên dịch và trình hiển thị. MiKTeX chạy trên Windows và được sử dụng khá rộng rãi.  Tải ở đây.

4. Cài đặt LaTeX
Để tạo ra các chế bản điện tử theo chuẩn của LaTeX, người dùng cần tải các tiện ích ở mục d, e đã nói ở trên về máy tính cá nhân. Tất cả các công cụ, tiện ích đó nên cài ngang hàng nhau về mặt cấu trúc thư mục và chung thư mục gốc C:/Program Files.

a. Cài đặt các chương trình
- MiKTeX, nên cài ở chế độ for all user
- Tạo thư mục VnTeX trong C:/Program Files và giải nén gói VnTeX ở mục 3.d vào.
- Nếu muốn sử dụng trình soạn thảo chuyên nghiệp hơn TeXworks tích hợp sẵn trên MiKTeX bạn có thể cài TeXnicCenter.

b. Thiết lập Unicode tiếng Việt cho MiKTeX
+ Windows 7
Start / All Programs / MiKTeX 2.9 / Maintenance(Admin) / Settings(Admin) xuất hiện hộp thoại MiKTeX Options(Admin)
- Chọn tab Roots / Add  trỏ vào thư mục VnTeX trong C:/Program Files Apply / OK
- Chọn tab General, chọn Refresh FNDB, đợi đến khi hoàn thành bấm OK

+Windows 10
Start/ MiKTex 2.9/ MikTeX Console/  xuất hiện bảng điều khiển, chọn mục Restart as administrator. Sau khi khởi động lại, bảng điều khiển Console xuất hiện, chọn Setting, chọn tab Directories và bấm vào dấu + để thêm đường dẫn tới thư mục VnTeX ở mục 4.a

5. Một số lỗi gặp khi cài đặt và sử dụng MiKTeX

a. Lỗi Windows API error 5: Access denied

initexmf.exe: Windows API error 5: Access is denied.

initexmf.exe: Data: C:\
texify.exe: The operation failed for some reason.
texify.exe: Data: C:\Program Files\MiKTeX 2.9\miktex\bin\initexmf.exe

Lỗi này do bạn không đủ quyền truy cập vào thư mục MiKTeX 2.9 nằm trong Program Files. Để khắc phục bạn phải cấp full quyền truy cập thư mục này như sau:

Vào Program Files, kích chuột phải vào thư mục MiKTeX 2.9 chọn Properties / Security Tab / Edit chọn người dùng từ danh sách xuất hiện và tích chọn tất cả mục Allow.

Nếu không đủ, kích tiếp vào mục Advanced trong tap Security, cửa sổ Advanced Security Settings và chọn tab Auditing / Continue / Add và gõ Users vào dưới Enter the object names to select và Ok. Khởi động lại máy tính để cập nhật trạng thái mới của thư mục MiKTeX 2.9

b. Lỗi !pdfTeX error: pdflatex (file XXXX): Font XXX at 720 not found ==> Fatal error occurred, no output PDF file produced

Khắc phục(bỏ qua) bằng cách chạy các lệnh sau trong cmd ( administrator)

updmap --admin

initexmf --admin --mkmaps

initexmf --mkmaps.


(còn nữa)

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Chứng chỉ tiếng Anh: TOEFL, IELTS và TOEIC


 
Tỷ lệ người nói tiếng Anh của các quốc gia
80-100% 60-80% 40-60% 20-40% 0.1-20% Not avaiable
Hiện nay, việc học tiếng Anh ở Việt Nam rất phổ biến vì ai cũng biết đến tầm quan trọng của nó. Để đánh giá mức độ thông thạo tiếng Anh, người ta dựa vào các tiêu chuẩn của một số tổ chức đưa ra thông qua các kỳ thi uy tín như TOFEL, IELTS,... Người học có thể tham gia các kỳ thi này để nhận được chứng chỉ.

Về độ phổ biến ở Việt Nam, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được ưa chuộng dựa vào uy tín lâu năm của nó, theo thứ tự lần lượt sẽ là: TOEFL (1954), IELTS(1980) và cuối cùng là TOEIC (1979, 2006). Ngoài ra còn có chứng chỉ CEFR, nhưng độ phổ biến của nó ở Việt Nam là không cao.

Việc thi chứng chỉ nào là do người học quyết định. Thông thường, để có chứng chỉ tiếng Anh học thuật, người ta chọn TOEFL hoặc IELTS.

Riêng chứng chỉ TOEIC là dành cho người đi làm. Tuy nhiên, hiện nay các trường Đại học ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận thay thế cho TOEFL và IELTS.

Dưới đây là một số bảng so sánh, tham chiếu về điểm giữa TOEFL, IELTS, TOEIC và CEFR. Số liệu được tôi tham khảo từ Vancouver English Centre (https://secure.vec.bc.ca) và Educational Testing Service (https://www.ets.org)

TOEFL - IELTS - TOEIC-CEFR Equivalency Tables

1. Bảng quy đổi về thang điểm giữa TOEFL, IELTS, TOEIC và một số chứng chỉ khác

Nguồn: Vancouver English Centre

TOEIC TOEFL
Paper
TOEFL
CBT
TOEFL
IBT
IELTS Cambridge Exam ---CEFR--- VEC
Online

Score
Approximate
VEC Level
0 - 250 0 - 310 0 - 30 0 - 8 0 - 1.0     0 - 34 2
310 - 343 33 - 60 9 - 18 1.0 - 1.5   A1 35 - 38 3
255 - 400 347 - 393 63 - 90 19 - 29 2.0 - 2.5   A1 39 - 45 4 - 5
397 - 433 93 - 120 30 - 40 3.0 - 3.5 KET
(IELTS 3.0)
A2 46 - 53 6 - 7
PET
(IELTS 3.5)
B1
(IELTS 3.5)
405 - 600 437 - 473 123 - 150 41 - 52 4.0 PET B1 54 - 57 8
477 - 510 153 - 180 53 - 64 4.5 - 5.0 PET
(IELTS 4.5)
B1
(IELTS 4.5)
58 - 65 9 - 10
FCE
(IELTS 5.0)
B2
(IELTS 5.0)
605 - 780 513 - 547 183 - 210 65 - 78 5.5 - 6.0 FCE B2 66 - 73 11 - 12
550 - 587 213 - 240 79 - 95 6.5 - 7.0 CAE C1 74 - 81 13 - 14
785 - 990 590 - 677 243 - 300 96 - 120 7.5 - 9.0 CPE C2 82 - 100 15
Top Score Top Score Top Score Top Score Top Score Top Score Top Level Top Score Top Level
990 677 300 120 9 100 C2 100 15

 

2. Bảng quy đổi giữa TOEFL iBT và IELTS

Các bảng bên dưới được xây dựng từ các số liệu do tổ chức ETS (https://www.ets.org) thu thập (1153 thí sinh thi chứng chỉ TOEFL và IELTS) từ các nơi khác nhau.

TOEFL iBT and IELTS Comparision Table
TOEFL
Score
IELTS
Band
TOEFL
Reading
IELTS
Reading
TOEFL
Listening
IELTS
Listening
TOEFL
Speaking
IELTS
Speaking
TOEFL
Writing
IELTS
Writing
0-31 0-4 0-2 0-4 0-2 0-4 0-11 0-4 0-11 0-4
32-34 4.5 3 4.5 3 4.5 12-13 4.5 12-13 4.5
35-45 5 4-7* 5 4-6 5 14-15* 5 14-17* 5
46-59* 5.5 8-12* 5.5 7-11* 5.5 16-17* 5.5 18-20* 5.5
60-78* 6 13-18* 6 12-19* 6 18-19* 6 21-23* 6
79-93* 6.5 19-23* 6.5 20-23* 6.5 20-22* 6.5 24-26* 6.5
94-101* 7 24-26* 7 24-26* 7 23* 7 27-28* 7
102-109* 7.5 27-28* 7.5 27* 7.5 24-25* 7.5 29 7.5
110-114 8 29* 8 28* 8 26-27* 8 30 8
115-117 8.5 29* 8.5 29* 8.5 28-29* 8.5 30 8.5
118-120 9 30 9 30 9 30 9 30 9
* Indicates score comparison ranges with the highest degree of confidence. The data is based on the analysis of 1153 individuals who took both the TOEFL test and the IELTS academic module.

Means and Standard Deviations between IELTS and TOEFL iBT Section and Total Scores
Test N Mean Standard Deviation Score Range Mean
IELTS Total 1153 6.6 0.8 3.5-9 5.8
IELTS Listening 1153 6.8 1.1 2.5-9 6
IELTS Speaking 1153 6.3 0.9 1.5-9 5.7
IELTS Reading 1153 6.8 1.1 2.5-9 5.8
IELTS Writing 1153 6.1 0.8 2-9 5.4
. . . . . .
TOEFL Total 1153 83.6 20.3 23-119 79
TOEFL Listening 1153 20.9 7.6 1-30 19.4
TOEFL Speaking 1153 20.0 3.8 5-30 19.7
TOEFL Reading 1153 21.2 7.8 1-30 19.9
TOEFL Writing 1153 21.6 4.6 5-30 20.5
 
Correlation between IELTS and TOEFL iBT Section and Total Score
Score Correlation
IELTS Listening & TOEFL Listening 0.63
IELTS Speaking & TOEFL Speaking 0.57
IELTS Reading & TOEFL Reading 0.68
IELTS Writing & TOEFL Writing 0.44
IELTS Total & TOEFL Total 0.73


Tài liệu tham khảo

1. Vancouver English Center, https://secure.vec.bc.ca/toefl-equivalency-table.cfm
2. Educational Testing Service (ETS), https://www.ets.org
3. EF English Proficiency Index, https://www.ef.com/epi