Thanh navigation

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

C trên Linux

Post này hướng dẫn cách lập trình C trên hệ điều hành dựa trên nhân Linux.

Thông thường khi cài đặt xong hệ điều hành dựa trên nhân Linux (dưới đây gọi tắt là Linux), nhiều tiện ích đã được tích hợp sẵn và ta chỉ việc sử dụng. Nếu không có sẵn, bạn phải tự cài đặt.

Để lập trình C trên Linux, bạn cần một trình soạn thảo và trình biên dịch. Trình soạn thảo dùng cho việc viết mã nguồn C. Trình biên dịch dùng để dịch mã nguồn sang mã máy.


1. Trình soạn thảo

Thông thường các hệ điều hành dựa trên nhân Linux hiện nay như Fedora, Debian, Linux mint, Ubutu, ... tích hợp sẵn một số trình soạn thảo, có thể kể đến GEdit, KEdit, Leafpad. Đặc biệt là với gói giao diện GNOM3, luôn có sẵn GEdit.

Ta dùng GEdit để soạn thảo mã nguồn chương trình C.

Sau khi gõ xong chương trình nguồn C, cần phải lưu lại trên ổ đĩa dạng file, có tên gọi. Tên file gồm hai phần, gồm tên chính và phần mở rộng, chúng phân tách nhau bởi dấu chấm. Phần mở rộng của file luôn đặt là .c (ví dụ: "test.c" - tên chính là "test", phần mở rộng là "c", giữa chúng có dấu "." ).

2. Trình dịch

Trước tiên, bạn cài đặt trình dịch GCC hoặc G++ vào máy tính.

Để gọi trình dịch bạn sử dụng cửa sổ Terminal.

 

3. Dịch chương trình

Dùng cửa sổ lệnh Terminal để dịch mã nguồn.

Nếu chương trình đơn giản, dịch mã nguồn chứa trong file "test.c" bằng cú pháp lệnh sau.

gcc   -o   aBc   test.c 

Nếu chương trình "test.c"có sử dụng các hàm toán học (ví dụ: sqrt, abs, sin, cos, pow, ... ), dịch file "test.c" bằng cú pháp lệnh như sau.

gcc   -o   aBc   test.c   -lm

 

4. Chạy chương trình

Để chạy chương trình đã được dịch trong mục 3, từ cửa sổ Terminal ta gõ như sau.

./aBc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét